Hotline

(+84) 94.1818.616

Tổng Hợp Những Kiến Thức Lấy Tủy Răng

  • 5/7/2020
  • Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng

Mục lục nội dung

[Ẩn]

Những Bài Viết Tổng Hợp Về Kiến Thức Về Lấy Tủy Răng

Quá trình lấy tủy răng cửa bản chất là loại bỏ toàn bộ phần tủy đã hư hỏng do vi khuẩn phá hoại. Đi kèm với đó, bác sĩ sẽ làm sạch các khoảng trống và trám bít lại bằng những vật liệu nha khoa chuyên dụng.

Quy trình lấy tủy răng cửa gồm 4 bước nghiêm ngặt:

  • ​Bước 1: Thăm khám và chụp X - Quang

Kết quả chụp phim X – Quang sẽ cho biết tình trạng và mức độ viêm tủy, xác định chiều dài ống tủy và lên kế hoạch điều trị.

  • Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê

Bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân có nguy cơ gây nhiễm trùng răng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê.

  • Bước 3: Đặt đế cao su

Đế cao su được đặt ôm sát vào răng cho bệnh nhân nhằm ngăn chặn các hóa chất khi điều trị tủy răng chết không rơi vào đường tiêu hóa. 

  • Bước 4: Tiến hành điều trị tủy

Bác sĩ sẽ mở một đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy và hút hút sạch tủy chết ra ngoài. Sau đó sẽ tạo hình ống tủy và lấp đầy buồng tủy trống bằng vật liệu Gutta Percha.

  • Bước 5: Trám bít ống tuỷ

Răng được phục hình bằng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ tùy theo ý muốn tình trạng răng miệng của bệnh nhân.

Răng chết tủy để lại nhiều hậu quả nguy hiểm đến răng miệng và sức khỏe của bệnh nhân. Bạn cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời khi tủy răng vừa bị tổn thương, lúc này tủy vẫn có khả năng phục hồi. Đừng đợi đến khi răng đã chết tủy thì chỉ có cách loại bỏ.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/lay-tuy-rang-cua

Từng giai đoạn tổn thương tủy sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau:

  • Giai đoạn viêm tủy phục hồi:

Tủy răng bắt đầu bị tổn thương và xuất hiện những cơn đau nhẹ, đặc biệt vào ban đêm. Kèm theo đó là cảm giác ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh.

  • Giai đoạn viêm tủy mãn tính: 

Cơn đau dai dẳng hơn vào sáng sớm và ban đêm. Răng cực kỳ nhạy cảm, mỗi cử động răng đều gây đau.

  • Giai đoạn viêm tủy cấp tính:

Những cơn đau xuất hiện với tần suất dài hơn, kéo dài đến vài tiếng đồng hồ. Nướu cũng có thể bị tổn thương và tích tụ mủ, gây sưng đau.

  • Giai đoạn hoại tử tủy:

Lúc này, chiếc răng bị chết tủy không còn gây đau đớn mà chuyển dần sang viêm chóp răng, mủ chân răng, áp xe răng. Răng dần bị lung lay và rụng khỏi hàm. 

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/rang-chet-tuy

Chữa tủy răng có ảnh hưởng gì không sẽ tùy thuộc vào tình trạng viêm tủy của mỗi người. Nếu răng chỉ mới tổn thương tủy ở giai đoạn đầu, còn khả năng phục hồi mà lại quyết định lấy tủy sẽ không tốt cho răng. Nhưng nếu tủy răng đã chết mà không tiến hành lấy tủy sẽ rất nguy hiểm. Bởi tồn tại nguy cơ nhiễm trùng hoặc mất răng rất cao. Thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. 

Khi tiến hành lấy tủy răng, dĩ nhiên, răng của bạn sẽ yếu đi vì không còn được “nuôi dưỡng” nữa. Khả năng cảm nhận vị giác cũng yếu đi. 

Việc lấy tủy chỉ nên được thực hiện khi tủy đã chết hoàn toàn. 

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/lay-tuy-rang

Răng sau khi được chữa tủy nên ăn các món mềm, dễ nuốt như: cháo, súp, sữa, sinh tố hoa quả. Các món ăn mềm làm giảm áp lực tác động lên răng vừa chữa tủy, giúp bảo vệ răng được tốt hơn.

Các món ăn ít đường và ít tinh bột cũng nên đưa vào danh sách những món nên ăn sau khi chữa tủy. Tinh bột và đường dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Các món ăn ít đường, ít tinh bột sẽ khiến răng bớt nhạy cảm và hạn chế vi khuẩn tấn công răng. 

Cuối cùng là các loại trái cây có tính mát và những món luộc. Các loại thực phẩm này vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, vừa không cần lực nhai nhiều.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/an-gi-sau-lay-tuy-rang

Lấy tủy răng sai kỹ thuật hoặc để sót tủy sẽ dẫn đến đau nhức, ê buốt kéo dài và khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Do đó, cần lựa chọn những Nha khoa uy tín và chất lượng để thực hiện điều trị tủy.

Các bệnh viện và nha khoa chuyên sâu về răng hàm mặt là lựa chọn ưu tiên hàng đầu khi muốn điều trị các bệnh lý về răng miệng. Nếu lựa chọn bệnh viện công, có thể máy móc, trang thiết bị y tế sẽ thiếu hiện đại. Và sự chăm sóc, dịch vụ tại các bệnh viện sẽ không tốt bằng các nha khoa. Còn chọn các nha khoa thì vấn đề chuyên môn, chi phí và lợi ích kinh doanh lại khiến bạn lo lắng. 

Một số gợi ý giúp bạn lựa chọn nha khoa uy tín: 

  • - Nha khoa phải được Bộ Y Tế cấp phép hoạt động và công khai rõ ràng các giấy phép trên các kênh thông tin.
  • - Đội ngũ bác sĩ, phụ tá có chuyên môn giỏi.
  • - Cơ sở vật chất, hệ thống máy móc, trang thiết bị,... hiện đại, đầy đủ và đảm bảo yếu tố vô trùng.
  • - Đội ngũ tư vấn nhiệt tình, rõ ràng.
  • - Nhận được nhiều sự phản hồi tích cực của khách hàng.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/lay-tuy-rang-uy-tin-o-dau

Thuốc diệt tủy răng là loại thuốc có thành phần Asen (thạch tín). Tuy là một chất độc hóa học nhưng Asen và các hợp chất của nó được điều chế để ứng dụng nhiều trong y học, công nghệ, nông nghiệp, … Trong y học, Asen hòa tan được sử dụng với liều lượng nhỏ để điều chế các loại thuốc chữa bệnh cho người. Trong đó có thuốc đặt chết tủy răng. Thuốc sẽ có tác dụng diệt chết tủy hoàn toàn sau 24 - 48 giờ sử dụng.

Thuốc diệt tủy răng hiện nay có 2 loại:

Thuốc diệt tủy răng chứa Arsenic: Thành phần chủ yếu là Anhydrit arsenic, Cocain hydroclorid, Phenol.

Thuốc diệt tủy răng không chứa Arsenic: Thành phần chủ yếu là Paraformaldehyde, Dicain, Dinatri etylen diamin tetraacetate, Phenol.

Tủy răng là bộ phận chứa nhiều mô và dây thần kinh. Tủy răng giữ vai trò dẫn truyền cảm giác và các chất dinh dưỡng nuôi răng nên rất nhạy cảm. Trước đây, khi răng bị viêm nhiễm nhưng vẫn còn tủy sống thì phải tiến hành đặt thuốc chết tủy trước rồi mới tiến hành điều trị được. Việc này nhằm hạn chế đau đớn cho bệnh nhân trong và sau quá trình điều trị.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/thuoc-dieu-tri-viem-tuy-rang

Nếu răng bị viêm tủy ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3: viêm tủy cấp tính và hoại tử tủy thì tủy sẽ không có khả năng phục hồi lại được nữa. Trong những trường hợp này cần phải lấy tủy răng để chấm dứt tình trạng viêm nhiễm. Không gây ảnh hưởng đến các răng và mô khác. 

- Giai đoạn viêm tủy cấp tính:

Răng đau kéo dài đến vài tiếng đồng hồ. Nướu cũng có thể bị tổn thương, sưng đau và tích tụ mủ.

- Giai đoạn hoại tử tủy:

Lúc này, răng bị chết tủy không còn gây đau đớn mà chuyển dần sang viêm chóp răng, mủ chân răng, áp xe răng... Răng dần bị lung lay và rụng khỏi hàm. 

Răng viêm nhiễm tủy khi còn một phần tủy sống (có nghĩa là chưa chết tủy hoàn toàn) thì phải tiến hành đặt thuốc chết tủy rồi thực hiện lấy tủy. 

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/gia-lay-tuy-rang

Viêm tủy răng ở trẻ có thể dẫn đến chết tủy và cần phải được điều trị ngay lập tức. Nếu không, tình trạng đau đớn sẽ kéo dài và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. 

Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm tủy. Nguyên nhân chủ yếu là do sâu răng. Ngoài ra, các chấn thương như gãy răng, vỡ răng hoặc chảy máu chân răng cũng khiến răng bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công tủy. 

Trẻ em bị viêm tủy răng sữa khiến nhiều người lo lắng nếu tiến hành lấy tủy sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn, không mọc răng mới được. Trên thực tế, việc lấy tủy răng sữa không ảnh hưởng gì đến việc mọc lại răng mới. 

Ngược lại, nếu răng bị chết tủy do viêm nhiễm mà không tiến hành điều trị sẽ lây lan sang các răng khác, phá hoại các mô mềm và dẫn đến hoại tử. Những chất hoại tử có thể thoát qua lỗ chóp chân răng và gây viêm tổ chức liên kết mô - răng, viêm xương hàm, … Nghiêm trọng hơn nữa là các chất hoại tử tụ lại chân răng gây u hạt, u nang chân răng. 

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/lay-tuy-rang-o-tre-em

Với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện nay, quá trình chữa tủy răng hoàn toàn không đau mà còn diễn ra hết sức nhẹ nhàng, nhanh chóng.

Trong quá trình lấy tủy răng đều được sử dụng thuốc tê nên bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi cứng hàm một chút, chứ không khó chịu hay đau nhức. 

Nếu tay nghề bác sĩ giỏi và sử dụng liều lượng thuốc tê vừa đủ thì việc thực hiện hút tủy hoàn toàn nhẹ nhàng, không đau.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/chua-tuy-rang-co-dau-khong

Bà bầu có thể tiến hành điều trị tủy ở 3 tháng giữa thai kỳ. Tức là từ tháng thứ 3 đến tháng 6. Thời gian này sức khỏe của mẹ và bé đều tạm thời ổn định. Mẹ bầu cũng dễ dàng di chuyển hơn. 

Tuyệt đối không điều trị tủy răng cho bà bầu ở 2 mốc thời gian còn lại của thai kỳ. Ở 3 tháng đầu, thai đang được hình thành và có nhiều biến đổi trong cơ thể mẹ, khiến sức khỏe của mẹ không ổn định. Ở 3 tháng cuối, em bé cần nhiều chất dinh dưỡng để lớn lên. Người mẹ cũng đi lại khó khăn do thai đã lớn.

Tình trạng viêm tủy răng ở bà bầu dễ mắc phải hơn bình thường. Nguyên nhân do thay đổi hoocmon Estrogen và Progesterone. Đồng thời thiếu hụt canxi do nuôi dưỡng thai kỳ khiến răng yếu đi. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm tủy nặng, có nguy cơ làm ảnh hưởng đến các bộ phận của răng thì vẫn phải cần được điều trị sớm để không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. 

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/ba-bau-bi-viem-tuy-rang

Viêm tủy răng là một bệnh lý răng miệng, bệnh hình thành do các vi khuẩn có hại xâm nhập và phá vỡ cấu trúc răng, sau đó len vào tủy răng, khiến tủy răng bị sưng và viêm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ làm răng bị rụng dần đi.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/chua-viem-tuy-rang

Bệnh viêm tủy răng thường có các biểu hiện như: răng đau nhức, ê buốt và nhạy cảm khi ăn các thực phẩm ngọt, nóng và lạnh, người phát sốt, đắng miệng, hơi thở có mùi hôi...

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/quy-trinh-dieu-tri-tuy-rang

Bệnh viêm tủy răng thường có các biểu hiện như: răng bị sưng và đau nhức khó chịu. Răng trở nên ê buốt và nhạy cảm hơn khi sử dụng các thực phẩm ngọt, hay thực phẩm nóng và lạnh. Đôi khi, bệnh tủy răng còn khiến cho bạn bị sốt và cảm thấy đắng miệng, kèm theo đó là hôi miệng và hạch bạch huyết bị sưng.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/benh-viem-tuy-rang

Tủy răng là một trong những phần khá quan trọng của răng, bởi tủy răng chứa các dây thần kinh cũng như mạch máu. Do đó, khi một người bị viêm tủy răng sẽ có dấu hiệu như: răng sưng, đau kéo dài, dễ bị ê buốt khi ăn các thức ăn nóng lạnh. Bởi lúc này vi khuẩn đã xâm nhập vào tủy răng và khiến tủy bị sưng.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/dau-hieu-benh-viem-tuy-rang

Nha khoa Implant I-DENT không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.”

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY

Bài viết liên quan

[Review] Tổng Hợp Những Dịch Vụ Nổi Bật Tại Nha Khoa I-Dent
[Review] Tổng Hợp Những Dịch Vụ Nổi Bật Tại Nha Khoa I-Dent
Tổng Hợp Các Bài Viết Nên Đọc Tại Nha Khoa  I-Dent
Tổng Hợp Các Bài Viết Nên Đọc Tại Nha Khoa I-Dent
Tổng Hợp Những Kiến Thức Lấy Tủy Răng
Dưới đây là những bài viết tổng hợp về kiến thức về lấy tủy răng bạn cần biết.