Hotline

(+84) 94.1818.616

Tổng Hợp Các Bài Viết Nên Đọc Tại Nha Khoa I-Dent

  • 5/4/2020
  • Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng
  • Đánh giá: 5 / 5 | Phiếu bầu: 1)

Mục lục nội dung

[Ẩn]

Các Bài Viết Bạn Nên Đọc Tại Nha Khoa Ident

Trám răng là phương pháp giúp hồi phục tính thẩm mỹ cho những chiếc răng bị tổn thương và mang lại vẻ đẹp tự nhiên ban đầu. Tuy đây là kỹ thuật đơn giản nhưng cũng cần một quy trình trám răng đúng chuẩn nha khoa, để bảo đảm an toàn cho sức khoẻ và hiệu quả sử dụng bền lâu.

Vì vậy, bạn cần lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín, cùng đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm và tay nghề cao để thực hiện trám răng. 

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/quy-trinh-tram-rang

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN LƯU Ý KHI TRÁM RĂNG

Đa số nhiều người khi thực hiện trám răng thường nghĩ chỉ cần lưu ý chăm sóc răng sau khi trám là đã có thể giữ được cho răng chắc khoẻ như ban đầu. Tuy nhiên, trên thực tế tất cả những lưu ý trước, trong và sau khi trám răng đều ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị.  

Những lưu ý khi trám răng dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách và ngăn ngừa tổn hại cho chỗ răng vừa trám.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/luu-y-khi-tram-rang

Trám răng là một trong những kỹ thuật nha khoa đơn giản, với thời gian thực hiện nhanh chóng và chi phí rẻ. Tuy nhiên, khá nhiều người băn khoăn rằng trám răng có bền không? Vết trám giữ được trong bao lâu? 

Trám răng giữ được bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Phụ thuộc vào vật liệu trám răng:

Cũng như răng sứ, các loại vật liệu trám răng khác nhau sẽ có ưu nhược điểm và độ bền khác nhau như: 

Chất liệu Amalgam tuy có tuổi thọ kéo dài đến khoảng 5-6 năm, độ chịu lực và ăn nhai tốt. Tuy nhiên tính thẩm mỹ không cao, không thích hợp sử dụng chất liệu Amalgam ở những vị trí răng cửa. 

Vật liệu Composite có độ chịu lực khá tốt, tính chất thẩm mỹ vượt trội, nên phù hợp với những vị trí răng cửa. Tuy nhiên tuổi thọ của vết trám Composite chỉ kéo dài khoảng 2 đến 3 năm. 

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/tram-rang-tham-my-co-ben-khong

Răng sữa có nhiệm vụ giúp trẻ thực hiện những công việc ăn nhai hàng ngày như: nghiền, xé thức ăn và giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Nếu chủ quan không chăm sóc răng sữa cẩn thận cho các bé, dễ dẫn đến sâu răng hoặc mất răng sữa. Đồng thời gây khó khăn cho quá trình phát triển xương hàm ở trẻ nhỏ, khiến các răng sữa còn lại bị xô lệch và dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, mọc sai vị trí…

Vì vậy, khi phát hiện răng sữa của trẻ có dấu hiệu bị sâu thì các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đến ngay nha khoa. Các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra hướng điều trị cụ thể, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sự phát triển của bé sau này.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/co-nen-tram-rang-sua-cho-be

Trám mòn cổ chân răng là giải pháp đơn giản, được nhiều người sử dụng để khắc phục tình trạng mòn cổ răng một cách hiệu quả. 

NGUYÊN NHÂN GÂY MÒN CỔ CHÂN RĂNG 

Trám mòn cổ chân răng được áp dụng khi răng bị mòn - một bệnh lý thường gặp trong nha khoa. Biểu hiện thường gặp của chứng bệnh này, đó là ngoài mặt răng sẽ xuất hiện nhiều vết khuyết.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/mon-co-chan-rang

Trám răng Composite là phương pháp bảo vệ răng tránh khỏi việc tái phát của các bệnh lý răng miệng. Đồng thời, đây cũng là cách làm đẹp răng an toàn và có chi phí rẻ nhất hiện nay.

Phương pháp này sử dụng vật liệu trám răng Composite, thường dùng trong nha khoa nên hoàn toàn lành tính và an toàn đối với cơ thể. Kỹ thuật này được chỉ định cho các trường hợp mất men răng, răng sâu, răng thưa, răng vỡ mẻ, răng đen sậm, xỉn màu... mà không thể tẩy trắng bằng các phương pháp khác

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/tram-rang-composite

Trám răng GIC là kỹ thuật được sử dụng để khắc phục các khuyết điểm trên răng, mà không ảnh hưởng đến cấu trúc của răng. Khôi phục lại thẩm mỹ và các chức năng của răng.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/tram-rang-gic

Trám răng bằng Amalgam (hay còn gọi là trám răng bằng chì) là phương án phục hình cho các trường hợp: răng sâu, thưa, hở kẽ,... rất phổ biến. Vật liệu sử dụng trong kỹ thuật này là Amalgam có chứa chì và một số kim loại khác với một tỷ lệ nhất định.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/tram-rang-bang-amalgam

Trám răng có lấy tủy không là câu hỏi thường gặp của những bệnh nhân được chỉ định phải trám răng. Trên thực tế, tuỳ vào tình trạng mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể.

Sau khi thăm khám răng miệng tổng quát và chụp phim, bác sĩ sẽ có đánh giá về tình trạng răng miệng của bạn. Nếu như những trường hợp răng bị nứt nhưng chưa có dấu hiệu sâu răng hoặc sâu răng ở mức độ nhẹ, các ổ sâu chưa ảnh hưởng đến tủy thì bạn sẽ không phải lấy tủy. Bên cạnh đó, bác sĩ tiến hành làm sạch vết sâu và trám bít khoảng trống của ổ sâu răng để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/tram-rang-co-can-phai-lay-tuy-khong

Trong giai đoạn mang thai, lượng canxi trong cơ thể rất dễ bị suy giảm, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, việc mẹ bầu thèm những món ăn ngọt hoặc chua nhiều hơn mức bình thường, khiến cho môi trường PH trong khoang miệng thay đổi, làm đảo lộn khả năng tự bảo vệ của răng, khiến răng dễ bị sâu hơn.

Răng sâu và gây đau nhức, khó chịu khiến nhiều chị em muốn điều trị dứt điểm nhưng lại băn khoăn có bầu trám răng được không. Câu trả lời là có thể, nếu có chỉ định từ bác sĩ nha khoa. Một phần là do kỹ thuật trám răng nha khoa khá đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng và có thể không cần sử dụng thuốc tê, nên phụ nữ mang thai vẫn thực hiện được.

Tuy nhiên, để biết rõ được tình trạng của bạn có trám răng khi mang bầu được không thì phải đến cơ sở nha khoa uy tín và được bác sĩ thăm khám để đánh giá xem sức khỏe của bạn có đạt yêu cầu để trám răng hay không

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/phu-nu-khi-mang-thai-co-tram-rang-duoc-khong

Giá trồng răng giả Implant có lẽ là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Bởi những ưu điểm mà phương pháp này đem lại trong suốt quá trình sử dụng. 

Răng Implant mang lại khả năng ăn nhai tốt như răng thật và đảm bảo được tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, chúng còn ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương và có thời gian sử dụng đến trọn đời

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/lam-rang-gia-mat-bao-nhieu-tien

Mất răng toàn hàm có thể xảy ra bởi một vài nguyên nhân như:

Do một số bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu… diễn biến nặng, gây mất nhiều răng rồi dẫn đến mất răng cả hàm.

Do tuổi tác, đặc biệt là ở độ tuổi trung niên trở đi. Răng trở nên yếu và rụng dần đi.

Do bị tác động quá mạnh bởi ngoại lực như va chạm hoặc tai nạn, khiến cho răng bị gãy rụng.

Dưới đây là những phương pháp làm răng giả nguyên hàm tốt nhất. Các bạn cùng Nha Khoa Ident tìm hiểu nhé

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/trong-rang-gia-nguyen-ham

Răng giả tháo lắp là phương pháp giúp phục hình răng đã mất, bao gồm 1 khung hàm có thể tháo lắp được và bên trên là các răng giả. Hiện nay, có 2 loại là: răng tháo lắp trên nền nhựa và răng tháo lắp trên nền kim loại. Tùy vào nhu cầu và tình trạng răng miệng của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn loại răng phù hợp nhất.

Phương án răng tháo lắp có thể áp dụng cho tình trạng mất 1 răng, nhiều răng hay thậm chí toàn hàm. Tương ứng với mất 1 răng sẽ làm răng giả tháo lắp 1 cái, còn nếu mất răng toàn hàm sẽ có răng giả tháo lắp toàn phần

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/lam-rang-gia-thao-lap

Mất răng có thể xảy ra bởi các nguyên nhân sau:

Răng bị yếu và rụng dần đi do thiếu canxi hoặc bị tổn thương khi nhai, cắn các vật cứng.

Răng bị hư hỏng, gãy rụng do các các bệnh lý răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu... 

Tuổi tác càng lớn càng khiến cho sức khỏe răng miệng yếu dần đi, xương hàm tiêu biến. Dẫn đến tình trạng mất răng.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/phuong-phap-trong-rang-gia-tot-nhat-hien-nay

Quá trình lấy tủy răng cửa bản chất là loại bỏ toàn bộ phần tủy đã hư hỏng do vi khuẩn phá hoại. Đi kèm với đó, bác sĩ sẽ làm sạch các khoảng trống và trám bít lại bằng những vật liệu nha khoa chuyên dụng.

Quy trình lấy tủy răng cửa gồm 4 bước nghiêm ngặt:

Bước 1: Thăm khám, chụp X - Quang

Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X - Quang và xem xét tình trạng viêm tủy răng cửa như thế nào. Đồng thời xác định chiều dài của ống tủy, vị trí các ổ vi khuẩn khác quanh chân răng.

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê

Việc vệ sinh khoang miệng đảm bảo loại bỏ các vi khuẩn, để quá trình lấy tủy được diễn ra an toàn, không bị nhiễm trùng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn.

Bước 3: Mở tủy và làm sạch ống tủy

Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nha khoa như mũi khoan và dũa răng để hút tủy, lấy sạch tủy và vi khuẩn ra ngoài răng.

Sau khi tủy hư đã được lấy hết ra ngoài, bác sĩ sẽ tạo hình ống tủy.

Bước 4: Trám bít ống tủy 

Khi tủy răng cửa đã được lấy sạch, bác sĩ sẽ trám bít ống tủy bằng chất liệu nha khoa chuyên dụng. Bệnh nhân sẽ được chụp phim lại một lần nữa để kiểm tra tổng quát và hoàn tất quá trình lấy tủy.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/lay-tuy-rang-cua

Từng giai đoạn tổn thương tủy sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau:

Giai đoạn viêm tủy phục hồi:

Tủy răng bắt đầu bị tổn thương và xuất hiện những cơn đau nhẹ, đặc biệt vào ban đêm. Kèm theo đó là cảm giác ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh.

Giai đoạn viêm tủy mãn tính: 

Cơn đau dai dẳng hơn vào sáng sớm và ban đêm. Răng cực kỳ nhạy cảm, mỗi cử động răng đều gây đau.

Giai đoạn viêm tủy cấp tính:

Những cơn đau xuất hiện với tần suất dài hơn, kéo dài đến vài tiếng đồng hồ. Nướu cũng có thể bị tổn thương và tích tụ mủ, gây sưng đau.

Giai đoạn hoại tử tủy:

Lúc này, chiếc răng bị chết tủy không còn gây đau đớn mà chuyển dần sang viêm chóp răng, mủ chân răng, áp xe răng. Răng dần bị lung lay và rụng khỏi hàm. 

Hình 1: Răng ê buốt, đau đớn, nhạy cảm là dấu hiệu báo hiệu viêm tủy.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/rang-chet-tuy

Chữa tủy răng có ảnh hưởng gì không sẽ tùy thuộc vào tình trạng viêm tủy của mỗi người. Nếu răng chỉ mới tổn thương tủy ở giai đoạn đầu, còn khả năng phục hồi mà lại quyết định lấy tủy sẽ không tốt cho răng. Nhưng nếu tủy răng đã chết mà không tiến hành lấy tủy sẽ rất nguy hiểm. Bởi tồn tại nguy cơ nhiễm trùng hoặc mất răng rất cao. Thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/lay-tuy-rang

Răng sau khi được chữa tủy nên ăn các món mềm, dễ nuốt như: cháo, súp, sữa, sinh tố hoa quả. Các món ăn mềm làm giảm áp lực tác động lên răng vừa chữa tủy, giúp bảo vệ răng được tốt hơn.

Các món ăn ít đường và ít tinh bột cũng nên đưa vào danh sách những món nên ăn sau khi chữa tủy. Tinh bột và đường dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Các món ăn ít đường, ít tinh bột sẽ khiến răng bớt nhạy cảm và hạn chế vi khuẩn tấn công răng.

Xem thêm: https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/an-gi-sau-lay-tuy-rang

Nha khoa Implant I-DENT không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.”

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY

Bài viết liên quan

[Review] Tổng Hợp Những Dịch Vụ Nổi Bật Tại Nha Khoa I-Dent
[Review] Tổng Hợp Những Dịch Vụ Nổi Bật Tại Nha Khoa I-Dent
Tổng Hợp Các Bài Viết Nên Đọc Tại Nha Khoa  I-Dent
Tổng Hợp Các Bài Viết Nên Đọc Tại Nha Khoa I-Dent