Mục lục nội dung
[Ẩn]1. Sâu răng là gì?
Sâu răng là một trong những bệnh lý về răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Nguyên nhân chính gây nên bệnh là do sự hình thành của các mảng bám thức ăn, tạo điều kiện cho những loại vi khuẩn có hại phát triển và tấn công vào cấu trúc răng.
Biểu hiện ban đầu của sâu răng là những lỗ đen li ti trên bề mặt răng. Nếu bệnh không được điều trị sẽ dần nặng hơn, tạo thành những lỗ hổng lớn và gây đau nhức rất khó chịu. Ngoài ra, răng còn dễ bị ê buốt khi gặp thức ăn nóng lạnh.
Xem Thêm: Top 8 Loại Nước Súc Miệng Thảo Dược Tốt Nhất
Trẻ em là đối tượng dễ mắc sâu răng
Sâu răng không nhanh chóng khắc phục ngay từ ban đầu sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường như: viêm tủy, nhiễm trùng, áp xe răng hoặc mất răng. Sâu răng thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên hoặc những ai không có chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng hợp lý.
2. Có nên nhổ răng sâu không?
Có nên nhổ răng sâu không là câu hỏi của rất nhiều người gặp phải tình trạng này. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ có cách xử lý khác nhau. Răng sâu không nhổ nếu chỉ nằm ở mức độ nhẹ và có thể khắc phục bằng những phương án như trám hoặc bọc răng sứ.
Khi sâu răng nhẹ, chỉ tạo thành những lỗ nhỏ trên bề mặt răng thì có thể sử dụng vật liệu trám để trám lại. Kỹ thuật trám răng nhanh gọn, không mất quá nhiều thời gian và giúp khôi phục lại chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ một cách hiệu quả.
Răng sâu có nên nhổ - Trám răng cho những răng sâu nhẹ để khôi phục và bảo vệ răng
Đến lúc sâu răng đã lan rộng, răng trở nên yếu đi thì nên bọc răng sứ để bảo vệ răng thật. Lưu ý rằng, bọc răng sứ chỉ áp dụng cho những răng sâu vẫn còn đủ cứng chắc.
Vậy, khi nào nên nhổ răng sâu? Trường hợp răng sâu rất nghiêm trọng, cấu trúc răng bị phá hủy hoàn toàn và không thể phục hồi bằng các cách trên thì cần phải nhổ bỏ để bảo vệ những răng kế cận. Nhổ răng vĩnh viễn nếu không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường, do đó bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để thực hiện. Hình: Răng sâu phải nhổ khi đã sâu nghiêm trọng, không thể phục hồi
3. Nhổ răng sâu xong nên làm gì?
Nhổ răng sâu xong nên làm gì? Thông thường, sau khi nhổ răng vết thương sẽ chảy máu. Bạn cần cắn chặt bông để máu ngừng chảy, tránh việc mất máu quá nhiều. Trường hợp máu chảy quá nhiều và không cầm được, bạn phải thông báo ngay với bác sĩ để có cách xử lý kịp thời.
Sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ để tránh sưng đau sau khi nhổ răng
Để không bị đau ở vị trí nhổ răng, bạn nên sử dụng thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn. Không nên tự ý sử dụng thuốc bên ngoài vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Trường hợp bị sưng, bạn có thể áp túi chườm lạnh vào vùng ngoài má. Những ngày sau thì sử dụng khăn ấm để chườm, vừa làm tan máu bầm vừa giảm sưng đau.
Bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý như: chải răng thường xuyên, sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor,... Đặc biệt là khám răng định kỳ 2 lần mỗi năm để kịp thời phát hiện những bệnh lý răng miệng nói chung và sâu răng nói riêng.
Ngoài ra, sau khi nhổ răng xong bạn nên nhanh chóng phục hình lại răng để không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Bạn có thể sử dụng hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant. Trong đó, cấy ghép Implant là phương án tối ưu nhất.
Xem Thêm: Blog chăm sóc răng miệng
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ
Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề khi nào cần nhổ răng sâu hoặc có những thắc mắc nào khác liên quan đến răng miệng thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa I-DENT để được bác sĩ khám, chụp CT 3D và tư vấn miễn phí 100%. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 094 1818 616 để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.
Địa chỉ : CS1: 193A - 195 Hùng Vương, P.9, Quận 5
CS2: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Quận Bình Thạnh
CS3: 83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò vấp, TP.HCM
“Nha khoa Implant I-DENT không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.”
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng
Bài viết liên quan