Mục lục nội dung
[Ẩn]1. Sâu răng là gì?
Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến hiện nay. Sâu răng hình thành do nhiều yếu tố tác động như: vi khuẩn, chế độ ăn uống có nhiều đường, vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ,...
Xem Thêm: Top 10 Kem Đánh Răng Tốt Nhất Thế Giới Được Chuyên Gia Khuyên Dùng
Sâu răng
Sâu răng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn đầu tiên, các dấu hiệu xuất hiện chưa rõ ràng. Chỉ khi quan sát kỹ mới thấy men răng có những vết lốm đốm màu trắng đục hoặc màu nâu đen do bị ăn mòn.
Ở giai đoạn tiếp theo, từ các vết đốm nhỏ, vi khuẩn tiếp tục khoét to, ăn sâu vào trong ngà răng. Lúc này, cảm giác ê buốt, đau nhức bắt đầu xuất hiện. Nếu để lâu không khắc phục, vi khuẩn sẽ ăn sâu đến tủy. Đây là thời điểm bệnh nhân cảm thấy đau nhức nhiều, ăn uống không ngon, miệng có mùi hôi khó chịu.
Đến giai đoạn cuối cùng, cấu trúc răng gần như đã bị hủy hoại toàn bộ, không có khả năng phục hổi và tủy chết đi. Lúc này, cơn đau cũng trở nên dữ dội hơn, nướu sưng đỏ, xương hàm có thể bị tiêu đi, răng dần lung lay. Đồng thời, sâu răng có thể lây lan đến những răng khác.
Xem Thêm: Blog chăm sóc răng miệng
2. Sâu răng đau bao lâu?
Sâu răng đau bao lâu còn phụ thuộc vào mức độ sâu cũng như cách xử lý của bạn. Nếu như không nhanh chóng điều trị, vết sâu ngày một lớn thì cơn đau nhức sẽ ngày càng dữ dội hơn.
Trong giai đoạn đầu tiên của sâu răng, cảm giác đau nhức không quá rõ ràng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người chủ quan, không chữa trị làm sâu răng dần nặng hơn. Đến khi sâu răng bắt đầu lan rộng, những cơn đau ngày một lớn dần. Thậm chí, nhiều người còn không thể ăn uống.
Sâu răng đau bao lâu? Sâu răng gây đau nhức kéo dài, khiến người bệnh ăn uống khó khăn
Sâu răng không chỉ gây ra những cơn đau dai dẳng mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm quanh chân răng, áp xe răng, lây lan sâu răng cho những răng khác,...Thế nên, nếu bị sâu răng, bạn cần nhanh chóng khắc phục để tránh gặp phải những biến chứng như trên.
3. Những cách khắc phục bệnh sâu răng
Sâu răng có thể khắc phục bằng nhiều cách khác nhau. Nếu tình trạng nhẹ, vết sâu không quá lớn thì có thể sử dụng phương thức trám răng. Ngược lại, khi tình trạng nặng hơn, răng sâu trở nên giòn và dễ vỡ thì nên bọc răng sứ để bảo tồn răng thật.
3.1 Phương án trám răng
Trám răng là biện pháp xử lý nhanh chóng và đơn giản nhất dành cho bệnh sâu răng hiện nay. Trám răng thẩm mỹ không những phục hồi hình dáng và khả năng ăn nhai cho những răng sâu mà còn ngăn ngừa bệnh sâu răng tái phát.
Tùy theo tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách trám răng nào là phù hợp nhất. Có nhiều cách trám răng như trám răng bằng Composite, trám răng Inlay/ Onlay với vật liệu sứ, trám răng Amalgam,...
Cách khắc phục bệnh sâu răng bằng phương án trám răng
3.2 Phương án bọc răng sứ
Trường hợp sâu răng khá nặng, đã chữa tủy, phần răng thật còn ít thì nên bọc răng sứ để bảo tổn răng thật. Lúc này, bọc sứ sẽ tốt hơn rất nhiều so với trám răng, tính thẩm mỹ cao mà thời gian sử dụng cũng lâu hơn.
Trường hợp răng sâu bắt buộc phải nhổ răng đó đi, bạn nên nhanh chóng phục hồi răng mất bằng phương pháp hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant. Trong đó, cấy ghép Implant là phương án tối ưu nhất.
Để không kéo dài tình trạng đau nhức do bệnh sâu răng gây ra, bạn nên đến nha khoa để điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Cách khắc phục bệnh sâu răng bằng phương án bọc răng sứ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ
Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề sâu răng đau bao lâu hoặc có những thắc mắc nào khác liên quan đến răng miệng thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa I-DENT để được bác sĩ khám, chụp CT 3D và tư vấn miễn phí 100%.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 094 1818 616 để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.
Địa chỉ : CS1: 193A - 195 Hùng Vương, P.9, Quận 5
CS2: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Quận Bình Thạnh
CS3: 83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò vấp, TP.HCM
“Nha khoa Implant I-DENT không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.”
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng
Bài viết liên quan