Mục lục nội dung
[Ẩn]Ở Việt Nam hiện nay 90% người dân mắc bệnh về răng miệng, chủ yếu là sâu răng. Nguyên nhân gây sâu răng đa phần là do cách chăm sóc răng miệng không tốt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, tấn công bề mặt và cấu trúc răng. Cách chữa trị sâu răng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
1. Sâu răng là gì?
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phá hoại cấu trúc của răng tạo thành những lỗ trên bề mặt răng. Sâu răng có thể diễn ra ở bề mặt thân răng hoặc chân răng, tiến triển từ từ qua men răng, ngà răng và nặng nhất là xâm nhập và phá hoại tủy.
Sâu răng nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng và đối với những ca nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả cơ thể.
Xem Thêm: Biện Pháp Ngăn Ngừa Sâu Răng
2. Nguyên nhân gây sâu răng
Nguyên nhân gây sâu răng là do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra. Cụ thể là loài Lactobacillus, Streptococcus mutans và các loài Actinomyces. Các vi khuẩn này gây tổn thương cho răng trong môi trường chứa carbohydrate lên men được, điển hình là các loại đường sucrose, fructose và glucose. Răng miệng chỉ cần không chăm sóc thường xuyên và cẩn thận đều tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng. Dưới đây là những nguyên nhân gây sâu răng trong cuộc sống hằng ngày:
- Không đánh răng thường xuyên
Răng cần được làm sạch thường xuyên, ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau khi ăn những đồ ăn nhiều màu, đồ ngọt. Nếu răng không được làm sạch đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Xem Thêm: Có Nên Dùng Bàn Chải Điện Thay Cho Bàn Chải Thường Không?
- Đánh răng không đúng cách
Rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh về răng miệng xuất phát từ nguyên nhân đánh răng không đúng cách. Răng nên được đánh chải theo chiều dọc răng hoặc xoay vòng tròn. Nên sử dụng các bàn chải có đầu chải lông tơ để có thể chải sạch ở các vị trí kẽ răng. Bề mặt tiếp diện của bàn chải đủ rộng để tiếp xúc với toàn bộ mặt trước và sau răng. Sau khi đánh răng cần làm sạch cả bề mặt lưỡi.
Xem Thêm: Review Bàn Chải Đánh Răng Tốt Nhất Hiện Nay
- Ăn đồ ngọt quá nhiều
Những loại đồ ăn ngọt như sữa, đường, bánh cookies, socola, mật ong, kem, ngũ cốc dễ bám vào răng trong thời gian dài, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Thường xuyên ăn vặt
Trong các loại nước ngọt hay đồ ăn vặt có chứa nhiều chất axit gây hại cho răng. Nếu thường xuyên sử dụng, sẽ dễ làm cho răng bị sâu. Do đó, nên hạn chế uống sữa, trái cây hoặc chất lỏng chứa nhiều đường, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
Thường xuyên ăn vặt gây sâu răng
- Thiếu nước
Nhiều người sẽ không nghĩ đến việc sẽ thiếu nước cũng là tác nhân gây sâu răng. Thiếu nước dẫn tới tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt. Trong khi đó, nước bọt có vai trò rất quan trọng trong việc rửa sạch thức ăn và mảng bám răng. Các khoáng chất có trong nước bọt giúp chữa sâu răng sớm, hạn chế vi khuẩn phát triển và trung hòa các chất axit gây hại.
Thiếu nước
- Hàm răng nứt vỡ hoặc yếu
Khi chân răng yếu, hoặc bị nứt, vỡ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào bề mặt răng, hình thành những mảng bám khó loại bỏ. Mảng bám này dần dần thu hút thêm sự tập trung của vi khuẩn, gây nên sâu răng.
- Sự tiếp xúc giữa người và người
Vi khuẩn gây sâu răng có thể truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt... Bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên để hạn chế tối thiểu việc lây truyền vi khuẩn qua đường miệng.
- Rối loạn tiêu hóa
Việc ăn uống thất thường: ăn nhiều, biếng ăn, ăn uống không đúng giờ giấc gây nên rối loạn tiêu hóa, tạo môi trường lý tưởng cho sâu răng phát triển.
- Tụt nướu
Ở những người có tuổi dễ xảy ra tình trạng tụt nướu do quá trình lão hóa các cơ quan trong cơ thể. Nướu bị tụt khỏi hàm sẽ hình thành mảng bám trên rễ chân răng. Các ngà răng trở thành mục tiêu của vi khuẩn, tấn công đến cả chân răng. Tất cả những nguyên nhân gây sâu răng được nêu ra ở trên đều có thể phát sinh hàng ngày. Do đó, bạn cần chú ý đến việc chăm sóc răng miệng và đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và có phương án điều trị sớm, không để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác.
Xem Thêm: Sâu Răng Nguy Hiểm Như Thế Nào
3. Sự nguy hiểm của sâu răng
3.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Sâu răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Cấu trúc răng bị phá hoại gây đau nhức, tình trạng càng nghiêm trọng thì sẽ dẫn tới việc mất răng. Khi sâu răng phát triển đến tủy răng sẽ gây ra tình trạng viêm tủy. Các lỗ chóp răng bị vi khuẩn chèn ép gây chết các dây thần kinh, máu không thể cung cấp cho răng, gây nên hiện tượng hoại tử tủy, chết tủy. Cuối cùng, vi khuẩn sẽ lây nhiễm mô quanh chóp răng gây viêm quanh chóp răng, xuất hiện trình trạng áp xe răng. Răng sâu thì sẽ gây ra những hạn chế về vấn đề ăn uống, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
3.2 Thiếu thẩm mỹ
Sâu răng ở tình trạng nhẹ sẽ xuất hiện những chấm đen trên bề mặt răng. Đến tình trạng nặng hơn thì sẽ là những lỗ hổng màu nâu hoặc đen với nhiều kích thước, hình dáng khác nhau. Điều này khiến người bệnh không tự nhiên khi cười, nói chuyện để hở răng. Ngoài ra, sâu răng còn dẫn đến hôi miệng khiến bệnh nhân mất hẳn tự tin trong giao tiếp.
3.3 Ảnh hưởng đến tinh thần
Những cơn đau nhức răng kèm theo đau đầu sẽ thường xuyên xuất hiện khi bạn bị sâu răng. Điều này là ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, giấc ngủ, khiến bạn đuối sức. Tinh thần do đó mà sụt giảm nghiêm trọng.
Sâu răng ảnh hưởng đến tinh thần
3.4 Ảnh hưởng đến tâm lý
Sâu răng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý của bệnh nhân. Người bệnh dễ bị cáu gắt, khó chịu. Ở trẻ nhỏ, tình trạng này còn nghiêm trọng hơn. Trẻ sẽ có cảm giác chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc, khiến cơ thể trẻ bị suy nhược, giảm sức đề kháng do thiếu dinh dưỡng.
3.5 Nguy hiểm đến tính mạng
Khi răng sâu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ đến viêm tủy, rồi hoại tử. Vết hoại tử nặng dần làm cho vùng hàm mặt bị nhiễm trùng. Khi mức độ nhiễm trùng tăng dần sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc lan xuống trung thất, gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi bị sâu răng, bệnh nhân cần đến các nha khoa hoặc bệnh viện răng hàm mặt uy tín để điều trị, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh không có sự chỉ định của bác sĩ, để không gây ra bất cứ tình trạng đáng tiết nào có thể xảy ra.
4.Các phương pháp chữa sâu răng tại nhà
Các phương pháp chữa sâu răng đơn giản có thể thực hiện tại nhà, nhưng thường chỉ hiệu quả với những trường hợp sâu răng mới chớm. Khi răng đã xuất hiện các chấm đen trên bề mặt thì các phương pháp này không có hiệu quả.
4.1 Chữa sâu răng bằng lá bàng
Lá bàng có chứa flavonoid, saponin, phytosterol và tannin. Các chất này có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt một số loại vi khuẩn, giảm các triệu chứng viêm nhiễm. Dùng lá bàng non xay nhuyễn với muối biển và nước lọc để tạo thành một dung dịch nước ngậm, súc miệng hằng ngày, trước khi đi ngủ.
4.2 Chữa sâu răng bằng lá ổi
Trong lá ổi chứa nhiều hợp chất Astringents, đây là chất kháng viêm, kháng khuẩn tốt giúp nướu săn chắc và giảm cơn đau nhức răng cực kỳ hiệu quả. Dùng lá ổi đã được rửa sạch giã nát cùng với muối và nước ấm, sau đó lọc lấy nước. Dùng tăm bông thấm nước hỗn hợp vào chỗ sâu răng. Bạn cũng có thể đun sôi lá ổi với nước sôi làm dung dịch súc miệng hằng ngày, có tác dụng giảm đau răng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn sâu răng.
4.3 Chữa sâu răng bằng lá tía tô
Cây tía tô cũng như hương nhu là những vị thuốc nam có khả năng khử mùi hôi miệng, giảm đau nhức khi bị viêm nhiễm, sâu răng rất tốt. Bởi trong nó có chứa các thành phần chất kháng viêm, kháng khuẩn cao. Lá tía tô được giã nhỏ cùng nước ấm để chấm vào vị trí sâu răng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
5. Các phương pháp chữa sâu răng hiện nay
Để giải quyết dứt điểm tình trạng sâu răng, bạn cần tiến hành xử lý vùng răng đã bị tổn thương, phá hủy môi trường phát triển của vi khuẩn. Sau đó tiến hành các kỹ thuật khác để tạo ra một lớp chắn, ngăn cản vi khuẩn tấn công lại bề mặt răng.
5.1 Trám răng
Trám răng là phương pháp sử dụng các vật liệu nha khoa để lấp đầy những lỗ hổng do sâu răng gây ra, khôi phục và bảo vệ cấu trúc răng thật. Hiện nay có hai phương pháp trám răng là trám răng thông thường và trám răng thẩm mỹ phù hợp với nhiều tình trạng, mức độ sâu và mong muốn khác nhau của bệnh nhân. Trước khi thực hiện trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý chỗ sâu để loại bỏ vi khuẩn và các yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Sau đó, sẽ tiến hành trám các chất liệu nha khoa vào lỗ hổng. Cuối cùng sẽ xử lý lại bề mặt vết trám để không gây cộm cấn, khó chịu cho bệnh nhân. Các vấn liệu trám được sử dụng hiện nay là Xi - măng silicat; Amalgam; Sứ và Composite (được sử dụng phổ biến nhất hiện nay).
Xem Thêm: Giới Thiệu Răng Trám Composite
5.2 Bọc răng sứ thẩm mỹ
Trong những trường hợp răng bị sâu quá nặng, cấu trúc răng bị phá hủy hoàn toàn, tủy răng cũng bị ảnh hưởng nhưng chân răng vẫn còn chắc thì phải chọn phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ tiến hành xử lý chỗ sâu răng, vệ sinh răng miệng, tiến hành mài cùi răng và bọc răng sứ bên ngoài. Phần mão răng sứ thay thế có độ cứng và độ chịu lực cao, phục hồi hoàn toàn cấu trúc và chức năng của răng thật. Khi phát hiện răng sâu, bệnh nhân cần đến các nha khoa uy tín hoặc bệnh viện chuyên môn để bác sĩ kiểm tra tình trạng cụ thể của mình. Từ đó sẽ đưa ra các phương án điều trị cho phù hợp, tránh những hậu quả ngày càng nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Xem thêm: Bắt Buộc Nhổ Răng Nếu Gặp Phải Những Trường Hợp Này
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ trồng răng Implant mà vẫn chưa biết được loại Implant phù hợp với mình, bạn lo lắng về giá và thời gian trồng răng Implant mất bao lâu thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa I-DENT để được bác sĩ khám, chụp CT 3D và tư vấn miễn phí 100%.
Sau khi có kết quả thăm khám chính xác, Bác sĩ đưa ra phương án cụ thể giúp tiết kiệm chi phí, thời gian thực hiện mà vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất cho từng bệnh nhân. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số
Hotline 094 1818 616 để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.
“Nha khoa Implant I-DENT không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.”
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng
Bài viết liên quan