Mục lục nội dung
[Ẩn]1. Các trường hợp trám răng bị nhức
Nếu tình trạng trám răng bị nhức kéo dài sẽ khiến đời sống sinh hoạt của bạn gặp nhiều khó khăn như: ăn uống không ngon, ngủ không đủ giấc,... Từ đó, chất lượng cuộc sống và hiệu quả làm việc cũng giảm theo. Tuy nhiên, không phải trường hợp nhức răng nào do trám răng cũng là bất thường.
1.1 Trám răng xong bị nhức
Trám răng xong bị nhức là biểu hiện rất thường thấy. Do lúc này thuốc tê mới hết tác dụng, nên tình trạng đau nhức, ê buốt sau khi trám răng là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi sau 1-2 ngày, khi vật liệu trám bắt đầu tương thích với răng thật thì bạn sẽ không còn đau hay ê buốt.
Bạn có thể sẽ bị nhức, ê buốt sau khi trám răng khoảng 1-2 ngày
1.2 Răng trám lâu ngày bị nhức
Trường hợp răng trám lâu ngày bị nhức, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay. Rất có thể răng của bạn đang bị kích ứng, tổn thương hoặc vật liệu trám đã mòn, khiến vi khuẩn xâm lấn vào bên trong tủy răng.
2. Nguyên nhân trám răng bị nhức
Trám răng xong bị nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, như: tay nghề bác sĩ chưa cao, chất liệu trám không chất lượng hoặc bởi cách chăm sóc răng không tốt.
2.1 Do tay nghề bác sĩ không cao
Tay nghề bác sĩ không cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến sau khi trám răng bị nhức. Việc bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật có thể khiến miếng trám bị đứt hoặc không nằm đúng vị trí cần trám, dẫn đến sâu răng không được điều trị triệt để và phần mô răng vẫn tiếp xúc với môi trường axit, dẫn đến ê buốt, đau nhức.
Bác sĩ có tay nghề không cao dễ làm cho răng trám trở nên đau nhức
Ngoài ra, nếu răng sâu cần lấy tủy nhưng bác sĩ chưa xử lý hết, vệ sinh khoang sâu chưa sạch thì bệnh lý vẫn tiếp tục diễn ra, lâu dần gây sưng đau, khó chịu.
2.2 Do chất liệu trám không chất lượng
Chất liệu trám cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có bị đau nhức sau khi trám răng xong hay không. Bỏ qua yếu tố chất lượng, nhiều nha khoa chạy theo lợi nhuận nên sử dụng chất liệu trám trôi nổi, không rõ nguồn gốc, dẫn đến kích ứng răng miệng của khách hàng.
Chất liệu trám không chất lượng cũng là nguyên do làm cho bạn bị đau nhức
2.3 Do khách hàng chăm sóc răng không tốt
Sau khi trám răng, nếu khách hàng không có chế độ chăm sóc tốt thì răng trám rất dễ bị đau nhức. Đặc biệt, nhiều trường hợp nhai đá, sử dụng thức ăn dai, cứng,... sẽ dễ làm răng bị bong tróc miếng trám.
3. Cách điều trị trám răng bị nhức
Sau khi trám răng, trong những ngày đầu bạn nên thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ như:
- Ngày đầu tiên, sử dụng túi đá chườm ở vùng má có răng trám, giúp giảm thiểu tình trạng ê buốt. Sau khoảng 3-4 ngày có thể sử dụng túi nóng để chườm.
- Tốt nhất nên sử dụng thức ăn loãng, mềm, dễ nhai để vết trám ổn định, răng mới trám không phải hoạt động quá nhiều.
- Trường hợp sau khi trám răng đã lâu mà bị nhức thì nên đến nha khoa để thăm khám. Tùy theo tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý hợp lý.
Nếu sau khi trám đã lâu mà răng bắt đầu bị nhức thì cần đến nha khoa để kịp thời điều trị
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ
Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề trám răng bị nhức hoặc có những thắc mắc nào khác liên quan đến răng miệng thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa I-DENT để được bác sĩ khám, chụp CT 3D và tư vấn miễn phí 100%.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 094 1818 616 để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.
Địa chỉ : CS1: 193A - 195 Hùng Vương, P.9, Quận 5
CS2: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Quận Bình Thạnh
CS3: 83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò vấp, TP.HCM
“Nha khoa Implant I-DENT không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.”
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng
Bài viết liên quan