Mục lục nội dung
[Ẩn]1. Vai trò của răng khểnh là gì?
Thông thường, răng của mỗi người được chia thành 4 nhóm nhỏ, bao gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ và răng hàm lớn. Trong đó, răng khểnh thuộc nhóm răng nanh, có vai trò cắn, xé thức ăn. Bởi vì răng nanh khá nhọn và sắc, mọc ở góc của cung hàm.
Ngoài ra, theo tiêu chuẩn của các nước Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, những người có răng khểnh được đánh giá là dễ thương, với vẻ ngoài ưa nhìn hơn.
2. Có nên niềng răng khểnh hay không?
Để quyết định có nên niềng răng khểnh hay không thì còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Nếu răng khểnh làm cho nụ cười của bạn trở nên duyên dáng và ấn tượng hơn thì bạn có thể giữ lại.
Ngược lại, nếu như răng khểnh bị nhô quá mức, làm thay đổi khớp cắn cũng như gây khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng thì bạn nên đến ngay nha khoa, để bác sĩ có thể tiến hành thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, trong đó có niềng răng khểnh.
Xem Thêm: MÁY Tăm Nước Cho Niềng Răng Thì Nên Dùng Loại Nào?
Răng khểnh làm sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng thẩm mỹ
3. Quy trình niềng răng khểnh
3.1 Thăm khám và chụp X-quang
Thông qua bước này, bác sĩ có thể xác định được tình trạng răng của bạn, xem thử răng khểnh có niềng được không. Sau đó mới đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.
Thăm khám và chụp X-quang
3.2 Vệ sinh răng, lấy dấu hàm
Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng cho bạn sạch sẽ, sau đó mới tiến hành lấy dấu hàm để có thể thiết kế mắc cài phù hợp.
Vệ sinh răng, lấy dấu hàm
3.3 Điều trị các bệnh lý răng miệng
Nếu như bạn đang gặp phải các bệnh lý răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,... bác sĩ sẽ tiến hành điều trị để quy trình niềng răng khểnh đạt hiệu quả tốt nhất.
Điều trị các bệnh lý răng miệng
3.4 Nhổ răng khểnh và gắn mắc cài
Một trong những tác hại của răng khểnh đó là làm lệch khớp cắn, gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng. Do đó, khi niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ răng khểnh trước, sau đó mới gắn mắc cài lên răng bằng chất liệu nha khoa chuyên biệt.
Nhổ răng khểnh và gắn mắc cài
3.5 Tái khám
Nhằm kiểm tra mức độ di chuyển của răng và điều chỉnh dây cung và điều trị các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ hẹn tái khám 1 tháng/lần.
Tái khám
4. Những lưu ý khi niềng răng khểnh
Trong quá trình niềng răng khểnh, bạn nên hạn chế các loại thức ăn cứng, dai hoặc các thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo, chocolate,... vì những thực phẩm này rất dễ dính vào mắc cài và rất khó làm sạch, gây nên các bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.
Xem Thêm: Bàn Chải Cho Người Niềng Răng Thì Nên Chọn Loại Nào?
- Hạn chế ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi đây là giai đoạn răng khá yếu và nhạy cảm khi chịu lực tác động của dây cung làm cho răng dịch chuyển.
- Nên vệ sinh răng thường xuyên và đúng cách theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo răng luôn chắc khỏe.
- Ưu tiên sử dụng những thực phẩm mềm, loãng như soup, cháo, rau xanh và bổ sung thêm canxi để giúp răng chắc khỏe hơn.
- Đến ngay nha khoa để gặp bác sĩ nếu như có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra. Không tự ý điều trị tại nhà, để không làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Những lưu ý khi niềng răng khểnh
Do đó, trong quá trình niềng răng khểnh, bạn cần tuân theo những chỉ định của bác sĩ về chế độ chăm sóc răng miệng cũng như chế độ ăn uống, nhằm đem lại kết quả niềng răng tốt nhất.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ niềng răng khểnh nhưng còn lo lắng về giá và thời gian niềng răng khểnh mất bao lâu thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa I-DENT để được bác sĩ khám, chụp CT 3D và tư vấn miễn phí 100%.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 094 1818 616 để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.
Địa chỉ : CS1: 193A - 195 Hùng Vương, P.9, Quận 5
CS2: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Quận Bình Thạnh
CS3: 83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò vấp
“Nha khoa Implant I-DENT không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.”
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng
Bài viết liên quan