Hotline

(+84) 94.1818.616

Hậu Quả Nghiêm Trọng Khi Mất Răng Hàm Mà Ít Ai Biết?

  • 3/21/2020
  • Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng
  • Đánh giá: 4.53 / 5 | Phiếu bầu: 30)

Mục lục nội dung

[Ẩn]

Hậu quả mất răng nghiêm trọng như thế nào?

Theo thống kê mới nhất của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, hơn 90% người dân Việt Nam gặp các bệnh lý về răng miệng, trong đó mất răng chính là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe của người bệnh. Nguyên nhân là do việc mất răng tác động trực tiếp đến chức năng ăn nhai làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dây thần kinh vùng miệng, tiêu xương hàm gây suy giảm sức khỏe của người bị mất răng, gây ra tình trạng lão hóa sớm như móm, da mặt chảy xệ với nhiều nếp nhăn làm cho khuôn mặt trở nên nhanh già nua. Tuy việc mất răng gây nhiều hậu quả nguy hiểm nhưng khá nhiều người lại thờ ơ hoặc chưa hiểu rõ hết các tác hại khôn lường của việc mất răng!

Tiên xương hàm - Tác hại của việc mất răng lâu năm

>>Xem Thêm:  Răng gãy phải làm sao?

1. Nguyên nhân gây mất răng thường gặp

Bị mất 1 răng hàm, 2 răng hàm hay nhiều răng hàm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Do bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu... không điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng mất răng.
  • Do tuổi cao, lúc này răng đã bị lão hóa do lớp men bị bào mòn trong suốt quá trình ăn nhai. Lão hóa răng làm răng không chắc khỏe như trước nên việc mất răng là không thể tránh khỏi.
  • Do thói quen xấu như hút thuốc lá, nghiến răng,... khiến cho răng dễ mắc bệnh viêm nướu, răng lung lay và rụng dần.
  • Do mắc bệnh lý như huyết áp, tiểu đường, tim mạch,... làm cho răng yếu hơn so với người bình thường. Bởi vậy răng sẽ dễ rụng hơn.
  • Do tai nạn dẫn đến mất răng ngoài ý muốn.

Do thói quen như hút thuốc lá dẫn đến việc mất răng

Do thói quen như hút thuốc lá dẫn đến việc mất răng

>> Xem thêm: Mất răng lâu năm có trồng được không?

2. Mất 1 răng hàm có sao không?

Khi bị mất 1 răng hàm, 2 răng hàm hay nhiều răng hàm nếu không được phục hình sớm sẽ có thể dẫn tới tình trạng tụt lợi và tiêu xương hàm. Mất răng hàm khiến các răng xung quanh không còn sự nâng đỡ, từ đó gây ra áp lực lớn lên quai hàm, làm xuất hiện các cơn đau cơ hàm, đau khớp thái dương hàm, đau đầu, nhức mỏi vai gáy. Vì vậy nếu bị mất răng hàm bạn hãy đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vẫn kỹ về tình trạng răng của mình nhé.

3. Tác hại của việc mất răng lâu năm

Nếu chủ quan để trống răng lâu năm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

3.1 Suy giảm chức năng ăn nhai gây ra ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Ăn nhai được xem là tuyến đầu của hệ tiêu hóa. Người bị mất răng việc ăn uống trở nên rất khó khăn hơn do các khoảng trống từ việc mất răng gây ra, thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày. Thức ăn thô, sẽ khó tiêu hóa, dịch vị dạ dày buộc phải tiết ra nhiều để tiêu hóa thức ăn. Thành dạ dày phải hoạt động hết công suất để co bóp, nhào trộn mới chuyển hóa được hết chất dinh dưỡng.

Thời gian tiêu hóa thức ăn của người bị mất răng, lệch khớp cắn sẽ dài hơn do dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Trong thời gian lâu dài, dạ dày sẽ bị quá tải khi phải làm việc liên tục nên dễ bị tổn thương, sinh ra đau bao tử. cơ thể cũng ngày càng suy yếu khi không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng. Các cô chú trung niên hoặc người cao tuổi, người mất nhiều răng về lâu dài cơ thể bị suy nhược, luôn mệt mỏi và chán ăn sẽ làm sụt kí, lão hóa và làm việc kém hiệu quả.

3.2 Mất răng hàm gây tình trạng bị hóp má và lão hóa sớm

Mất răng hàm có bị hóp má không? Câu trả lời là có. Khi không còn răng để ăn nhai, sẽ không có lực để tác động và kích thích cho xương hàm phát triển. Sau một thời gian, phần xương hàm tiêu biến, khiến nhiều răng lung lay và có thể dẫn tới mất răng toàn hàm.

>>Xem Thêm:   Có nên trồng răng hàm bị sâu lại không?

Lâu dài vấn đề tiêu xương hàm khiến cho vùng má bị hóp vào, da nhăn nheo, chảy xệ, dẫn đến khuôn mặt già trước tuổi. Có thể dễ dàng nhìn thấy những người bị mất răng hàm thường bị hô do 2 má hóp lại, còn bị món do mất răng cửa, không mặt trông già đi rất nhiều so với những người cùng tuổi.

Tiêu xương hàm gây lão hóa sớm trên khuôn mặt

Mất răng hàm bị hóp má

3.3  Khiến các răng chắc khỏe bị xô lệch, gây mất thêm răng

Khi bị mất răng hàm dưới hay hàm trên sẽ tạo ra những khoảng trống trên cung hàm. Theo thời gian, răng xung quanh bị m ất đi chỗ dựa, răng xô lệch và nghiêng dần về phía khoảng trống mất răng. Răng đối đỉnh không được nâng đỡ cũng bị trồi lên, trụt xuống. Những chiếc răng xô lệch này có nguy cơ lung lay và phải nhổ bỏ, làm lệch khớp cắn.

3.4 Phát âm không chính xác

Mất răng, đặc biệt là mất răng cửa sẽ khiến cho cô chú, anh chị khó phát âm chính xác được từng chữ, dễ nói ngọng.

3.5 Dây thần kinh bị ảnh hưởng gây loạn khớp thái dương hàm

Bên cạnh chức năng ăn nhai, Răng còn có nhiệm vụ kiểm soát cảm giác, vận động của các cơ mặt thông qua dây thần kinh. Tuy nhiên khi bị mất 1 răng hàm, 2 răng hàm hay nhiều răng hàm sẽ khiến hàm răng lệch lạc, thưa hoặc mất răng dẫn đến sai khớp cắn, tình trạng tiêu xương hàm kéo dài, dây thần kinh sẽ nằm gần niêm mạc hơn (bệnh loạn năng khớp thái dương hàm) gây đau đầu, đau vùng thái dương, các cơ vùng cổ-vai-gáy là triệu chứng thường thấy của bệnh này.

3.6 Ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày

Khi bị mất răng hàm dưới hay hàm trên sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến cơ thể của cô chú, anh chị suy yếu và tinh thần ngày càng mệt mỏi, không thể tập trung làm việc được. Bên cạnh đó, việc mất răng còn làm cho khuôn mặt bị biến dạng và không còn cân đối, làm cho cô chú, anh chị mất tự tin khi giao tiếp với mọi người.

4. Các giải pháp khắc phục tình trạng mất răng

Từ tác hại mất răng lâu năm có thể thấy, việc trồng lại răng mất là rất quan trọng. Để cô chú, anh chị hiểu rõ và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, cùng so sánh những ưu - khuyết điểm của mỗi phương án:

4.1 Cấy ghép implant

Cấy ghép implant

 

Ưu Điểm Nhược Điểm

- Ăn nhai và thẩm mỹ đạt gần như 100% như răng thật

- Trồng răng cố định, vệ sinh tại nhà như răng thật

- Ngăn chặn được tình trạng tiêu xương, ngăn ngừa lão hóa khuôn mặt

- Tồn tại độc lập, không xâm lấn răng kế cận.

- Áp dụng cho tất cả các trường hợp mất răng

- Chỉ trồng răng Implant 1 lần dùng được trọn đời, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại thực hiện

- Bệnh nhân phải đảm báo các yêu cầu về sức khỏe theo chỉ định của Bác sĩ mới tiến hành trồng răng Implant được.

Giá trồng răng vĩnh viễn tương đối cao

 

Như vậy, trong các phương pháp phục hình răng đã mất thì trồng răng Implant là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất, giải quyết được hết các nhược điểm của 2 phương pháp truyền thống là dùng hàm tháo lắp trên implant và cầu răng sứ.

>>Xem Thêm:  Trồng răng sứ khi bị mất răng

3 Kế hoạch điều trị mất răng bằng phương pháp cấy ghép implant

4.2 Cầu răng sứ

Cầu răng sứ

 

Ưu Điểm Nhược Điểm

- Ăn nhai và thẩm mỹ đạt gần như 100% như răng thật

- Trồng răng cố định, vệ sinh tại nhà như răng thật

- Ngăn chặn được tình trạng tiêu xương, ngăn ngừa lão hóa khuôn mặt

- Tồn tại độc lập, không xâm lấn răng kế cận.

- Áp dụng cho tất cả các trường hợp mất răng

- Chỉ trồng răng Implant 1 lần dùng được trọn đời, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại thực hiện

- Dễ mất cả 2 răng gốc bị mài cùi để bắt cầu sứ

- Chỉ thực hiện được khi 2 răng liền kề răng mất còn vững chắc.

- Không ngăn được tiêu xương hàm, tụt nướu dẫn đến lão hóa khuôn mặt, hóp má, da nhăn nheo

- Thời gian sử dụng chỉ từ 7-10 năm

- Chi phí tương đối cao

4.3 Hàm giả tháo lắp

Hàm tháo lắp

Ưu Điểm Nhược Điểm

- Giá thành thấp

- Thời gian hoàn thành nhanh chóng (1-3 ngày)

- Khả năng ăn nhai chỉ đạt 30-40%, không nhai được thức ăn cứng

- Dễ rơi rớt khi ăn và giao tiếp

- Dễ kẹt thức ăn, gây hôi miệng

- Bất tiện khi phải tháo ra vệ sinh hàng ngày

- Gây teo nướu, đau nướu sau một thời gian sử dụng

- Tình trạng tiêu xương diễn ra nhanh, lão hóa khuôn mặt, hóp má, da nhăn nheo

- Không bền, thời gian sử dụng chỉ từ 3-5 năm

Nha khoa I-DENT tự hào là đơn vị duy nhất tại Việt Nam làm chủ công nghệ trồng răng implant trong 7 phút không đau của Pháp với hơn 10.000 cấy implant được cấy ghép thành công cho khách hàng trong nước, Việt Kiều và nước ngoài. 100% ca phẫu thuật được thực hiện trực tiếp bởi Bác sĩ - Tiến sĩ Nguyễn Hiếu Tùng tu nghiệp 10 năm tại Pháp và là thành viên của Hiệp Hội Implant Quốc tế.

Tất cả trường hợp mất răng lâu năm, trồng răng implant cho người lớn tuổi, trồng răng toàn hàm... đều được Nha Khoa I-DENT tiếp nhận.

Cảm nhận bệnh nhân sau khi trồng Implant

Lượt xem : 5.230

 

Trồng răng Implant - vẽ nên nụ cười

Lượt xem : 3.222

 

Cấy ghép Implant - cải thiện chức năng ăn nhai

Lượt xem : 3.010

 

Giải pháp cho người mất răng lâu năm

Lượt xem : 1.866

 
Video khách hàng cảm nhận về Nha Khoa I-DENT
Đài truyền hình phỏng vấn TS.BS Nguyễn Hiếu Tùng
Báo chí đưa tin về Nha Khoa I-DENT

Để hiểu rõ hơn về phương pháp cấy implant, trồng răng sứ hoặc dịch vụ của Nha Khoa I-DENT. Cô, chú, anh, chị liên hệ ngay Nha Khoa I-DENT để được tư vấn nhé:

Cơ sở 1: 193A-195 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM

Cơ sở 2: 19U-19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Cơ sở 3: 83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò vấp, TP.HCM

Hotline tư vấn miễn phí: (+84) 94.1818.616

Zalo: https://zalo.me/4299371072036201150

Tìm hiểu thêm thông tin về Nha khoa I-DENT:

Tìm hiểu về Đội ngũ bác sĩ của I-DENT

Nha khoa Implant I-DENT không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.”

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY

Bài viết liên quan

Trồng Răng Giả Cố Định Có Đau Không? Cảm Nhận Thực Tế Từ Khách Hàng
Trồng răng có đau không? Trồng răng không hề đau do trước khi thực hiện, bác sĩ đã tiến hành tiêm tê ở vùng phẫu thuật, để bạn không cảm thấy có bất kỳ
Có Nên Trồng Răng Giả Không?
Răng giả là phương pháp được thực hiện để khôi phục khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho những ai bị mất răng. Vậy răng giả dùng được bao lâu và
Trồng Implant Nguyên Hàm Giá Bao Nhiêu?
Mất răng toàn hàm là tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi, khiến việc ăn nhai khó khăn hơn. Vậy nếu muốn làm răng giả nguyên hàm thì chi phí hết bao